Hướng dẫn tự chỉnh sửa đàn guitar, ukulele tại nhà

Nhạc cụ Record

Hướng dẫn thay dây đàn chuyên nghiệp: 

1. Vì sao cần lên dây đàn guitar
Đàn sử dụng thời gian trải qua quá trình đánh nốt, tác động lên dây đàn nên sẽ bị lạc hay tiết tấu bài nhạc khác nhau cần chỉnh lại dây đàn để giúp tạo ra nốt nhạc chuẩn, âm thanh vang rõ ràng sắc nét tạo điểm nhấn cho bản nhạc và cho người nghe và người chơi.
2. Các cách chỉnh dây đàn guitar đơn giản
Để căng dây đàn chúng ta vặn khóa đàn ngược chiều kim đồng hồ và ngược lại để chỉnh dây đàn. Cần nắm rõ nguyên tắc này để tránh tình huống xấu xảy ra tệ nhất là đứt dây đàn.
Một số cách lên dây đàn như sau:
+ Sử dụng giải pháp thủ công cảm nhận âm
Cách này chỉ dành cho người đã có nhiều năm kinh nghiệm sử dụng đàn. Chỉ cần cảm nhận âm qua đôi tai là hoàn toàn có thể biết vị trí dây nào chưa chuẩn.
Cách này học chỉ cần thử qua từng dây đàn và bắt đầu căn chỉnh lại dây đàn để đạt đến âm thanh hoàn hảo qua cẩm nhận từng nốt. 
+ Chỉnh dây đàn bằng cách so các dây đàn
Cách này bạn so sánh âm của các dây đàn với nhau và lấy âm 1 dây đàn để làm chuẩn cho các dây khác sẽ dựa theo. 
Và cách chỉnh lần lượt như sau:
+ Phím 5 dây 6 = dây 5
+ Phím 5 dây 5 = dây 4
+ Phím 5 dây 4 = dây 3 (tất cả dây khác đều dùng phím 5 để so ngoại trừ dây đàn này)
+ Phím 4 dây 3 = dây 2
+ Phím 5 dây  2= dây 1
Để tìm âm chuẩn đầu tiên bạn có thể lên mạng tải từng âm của từng dây đàn về nghe và so sánh.
 + Sử dụng máy lên dây đàn: Tuner, app điện thoại...
Đây là cách đơn giản chính xác và dễ dàng thực hiện đối bất kì ai, đặc biệt cho người mới bắt đầu. 
Bạn dễ dàng tìm mua máy lên dây đàn guitar trên thị trường. Có nhiều mẫu mã, thương hiệu chức năng khác nhau tùy vào yêu cầu của mình mà chọn máy phù hợp.
Cách sử dụng khá đơn giản chỉ cần kẹp máy lên đầu cần sau đó tiến hành chỉnh từng dây sao cho kim chỉ đến giữa đúng với nốt mà tương ứng với dây là được(bạn xem hình bên dưới).

 Hướng dẫn chỉnh action đàn: 

Cách chỉnh khi Action Guitar Acoustic quá cao: 

Action là khoảng cách giữa dây đàn Guitar và mặt phím. Action càng cao càng khó chơi, khó bấm hoặc giữ dây. Action quá thấp thì có thể gây ra vấn đề dây bị “rè” do khi dao động dây chạm vào phím đàn.
Action là khoảng cách giữa dây đàn Guitar và mặt phím. Action càng cao càng khó chơi, khó bấm hoặc giữ dây. Action quá thấp thì có thể gây ra vấn đề dây bị “rè” do khi dao động dây chạm vào phím đàn.
Khoảng hở dây của một cây đàn Guitar ảnh hưởng rất nhiều khả năng chơi nhạc của nó. Nếu dây đàn được đặt quá cao, bạn sẽ thấy khó mà bấm chặt được dây đàn - tình trạng này được gọi là khoảng hở dây “cao” (high) hay “căng” (hard). Nếu dây đàn được đặt quá thấp, khi rung dây sẽ chạm mặt phím, tạo ra tiếng rè khó chịu - tình trạng này được gọi là khoảng hở dây “thấp” (low) hay “mềm” (soft). Một cây đàn Guitar Acoustic có khoảng hở dây đàn không hợp lý sẽ rất khó, thậm chí không thể dùng để chơi nhạc được.

Cách đo độ cao tiêu chuẩn của Action đàn Guitar
  Action được đo tại 2 điểm nào của đàn?

-          Tại phím 1: Phụ thuộc vào lược đàn (nut).
-          Tại phím 12: Phụ thuộc vào xương đàn (saddle).

Cây đàn Guitar của bạn nên có khoảng hở dây vừa phải, không thấp quá mà cũng không cao quá - dây đàn không quá căng để có thể bấm chặt được, đồng thời phải tạo ra một tiếng đàn trong trẻo với âm lượng tối đa. Chất liệu tuyệt hảo cũng như tay nghề cao không nhất thiết bảo đảm cho một cây đàn được điều chỉnh đúng mức.
Rất nhiều cây Guitar còn mới - kể cả những cây đàn có giá khá cao - không ở điều kiện trình tấu tốt nhất vì chúng chưa được điều chỉnh đúng cách. Tuy nhiên, bất cứ cây đàn tốt nào, nếu cần đàn không bị cong, thường có thể điều chỉnh bằng cách nâng cao hay hạ thấp cầu đỡ dây đàn ở đầu cần đàn, ở cuối cần đàn, hay cả hai.
Độ cao tiêu chuẩn của Action Guitar Acoustic là bao nhiêu?

 Trước khi canh chỉnh Action Guitar Acoustic bạn nên đo trực tiếp trên cây đàn của bạn.  

Phím 1:
- Phía 3 dây treble (dây 1,2&3): ~0,4mm.
- Phía 3 dây bass (dây 4,5&6): ~0,8mm.

Phím 12:
- Phía 3 dây treble (dây 1,2&3): ~2mm
- Phía 3 dây bass (dây 4,5&6): ~2,8mm

 Các cách để điều chỉnh Action Guitar Acoustic?

Điều chỉnh Truss Rod: 
 Truss rod là 1 thanh thép lục lăng được đặt nằm giữa cần đàn (neck) & mặt phím (fretboard).  Truss rod có 2 công dụng: Vặn chặt hoặc thả lỏng truss rod sẽ giúp cho cần đàn ưỡn lên hoặc võng xuống => nghĩa là action sẽ thấp hoặc cao hơn. Tăng cường độ cứng cho cần đàn, giúp cây đàn tránh được vấn đề cong cần.
Cách điều chỉnh: Bạn hãy sử dụng lục lăng để vặn chặt hoặc thả lỏng truss rod khi bạn cần điều chỉnh action

Điều chỉnh lược đàn (nut)
 Nếu sau khi bạn đã được chỉnh truss rod mà vẫn cảm thấy action đàn bị quá cao hoặc quá thấp bạn hãy nghĩ đến việc điều chỉnh lược đàn
 Cách điều chỉnh: Sử dụng giấy nhám mài hoặc miếng bìa để hạ thấp hoặc nâng cao lược đàn sẽ giúp thay đổi action của đàn.

Điều chỉnh xương đàn guitar (saddle)
 Cách điều chỉnh: Sử dụng giấy nhám mài hoặc miếng bìa để hạ thấp hoặc nâng cao xương đàn sẽ giúp thay đổi action của đàn. Tuy nhiên, khi bắt đầu mài bạn nên cẩn thận để không mài quá thấp.

Hướng dẫn chỉnh đàn guitar cong cần chuyên nghiệp: 

Kỹ thuật chỉnh cong cần đàn guitar dành cho người mới tập guitar
Kỹ thuật này chỉ áp dụng cho đàn guitar có Ty chống cong cần nhiên rồi đúng không quý anh chị!
Đối với các bạn mới tập chơi và tìm hiểu cây đàn guitar thì ty chống cong cần là cái gì đó rất là khó hiểu và thật ra cũng dễ hiểu thôi.
Ty chống cong thường chỉ có trong các cây đàn acoustic tầm trung trở lên và classic cao cấp, tuy nhiên ngày nay chúng ta rất thường gặp ty chống cong trên mọi cây đàn và mọi tầm giá khác nhau, vì nó làm cho cây đàn guitar bền với thời gian, an tâm khi sử dụng mà không lo đàn bị cong cần.
Tóm lại, ty chống cong giống như cái bảo vệ cần đàn thôi, còn quyết định chất lượng cần như thế nào thì bản thân cái cần guitar và kỹ thuật người thợ làm đàn đảm nhận, chất lượng hay là không.
 Kỹ thuật chỉnh cong cần tóm gọn trong 2 hình sau:
Thông thường cần có hai dạng cong ( cong đều cả cần, không cong cục bộ): Cong lên ( có bụng) và cong võng xuống.
Cách chỉnh như sau: xem hình
 1. Nếu cần đàn guitar bị cong lên: vặn lục giác chỉnh cong cần về bên TRÁI
2. Nếu cần đàn guitar bị võng xuống: Vặn lục giác chỉnh cong cần về bên PHẢI
Thuyết minh: ta hình dung ty chống cong cần và dây đàn là 2 bên đang kéo co, nếu dây đàn mạnh thì kéo cần về phía dây đàn, làm cho cần đàn bị võng xuống. Khi đó ta vặn lục giác về bên phải, giúp cho cần đàn mạnh lên kéo dây đàn về phí cần => chỉnh cần bị võng xuống.
Còn ngược lại, nếu ty chống cong mạnh, thì nó kéo dây về phía cần đàn, làm cho cần đàn cong lên. Lúc này ta vặn lục giác về bên trái, làm cho cần "yếu đi", giúp cho cần nghiên về phí dây đàn => chỉnh cong cần bị cong lên.
Ghi chú: khi thực hiện vặn lục giác chúng ta nên vặn từ từ, mỗi nữa vòng một, không vặn đột ngột, dễ gây cong cần cục bộ, rất khó sửa chữa.
Trên đây là hướng dẫn chỉnh cong cần của một anh nhà làm đàn guitar kỳ cựu, ad làm theo hướng dẫn và ghi lại cho các bạn, ai có hiếu kỳ, yêu thích khám phá, tự sửa chữa cây đàn guitar yêu quý của mình mà không cần người khác trợ giúp.






Nhận xét

Bài đăng phổ biến